Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Cộng Đồng
Cảnh báo về việc tiêm phòng cúm trong lúc biến thể Omicron 'hoành hành'
Một nghiên cứu mới cho thấy, chủng cúm nổi trội đang lưu hành trong mùa này đã tạo ra một đột biến rắc rối, khiến việc tiêm vắc xin cúm năm nay trở thành một sự kết hợp không tốt.

Đồng tác giả nghiên cứu Scott Hensley, giáo sư vi sinh vật học tại Trường Y Perelman thuộc Đại học Pennsylvania, Mỹ cho biết : "Từ các nghiên cứu dựa trên phòng thí nghiệm của chúng tôi, nó có vẻ như là một sự không phù hợp lắm" .

Hensley và các đồng nghiệp của ông đã theo dõi phân nhóm H3N2 của virus cúm, tìm kiếm bất kỳ đột biến di truyền nào hình thành trong virus khi nó lây lan. Thông qua giám sát của họ, gần đây họ đã xác định được một "nhánh" H3N2 mới, hoặc một phần tách trong họ của virus.

Họ đặt tên cho nhóm này là "3C.2a1b.2a2," gọi tắt là 2a2 và đăng phát hiện của họ vào ngày 15/12 vừa qua lên cơ sở dữ liệu medRxiv. Nghiên cứu này chỉ đo phản ứng kháng thể ở 40 người hầu hết là trẻ và khỏe mạnh. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy những đột biến do chủng mới có thể khiến vắc xin cúm năm nay kém hiệu quả hơn đối với H3N2.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là mũi tiêm phòng cúm của bạn là vô ích. Các chuyên gia vẫn khuyên bạn nên tiêm phòng cúm mùa này để tránh bị bệnh nặng.

Các tác giả nghiên cứu cho biết: “Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, vắc xin cúm theo mùa luôn ngăn ngừa được các trường hợp nhập viện và tử vong ngay cả trong những năm có sự sai lệch kháng nguyên lớn. Vì vậy, ngay cả khi mũi tiêm phòng cúm năm nay không phù hợp với chủng virus nổi trội, nhưng các loại vắc xin này sẽ làm giảm tỷ lệ mắc bệnh nặng và tử vong.”

Vậy tại sao nhóm 2a2 mới được xác định lại gây ra vấn đề như vậy? Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, virus này mang đột biến gene mã hóa hemagglutinin (HA), một loại protein trên bề mặt virus.

Trước đây, vắc xin cúm huấn luyện hệ miễn dịch nhận ra protein HA. Vấn đề là protein HA đột biến nhanh đến mức cấu trúc của nó có thể thay đổi trong khoảng thời gian từ khi vắc xin cúm được phát triển và khi mùa cúm đạt đến đỉnh điểm, thường là giữa tháng 12 và tháng 2. Và trong số bốn phân nhóm cúm được tiêm phòng cúm hàng năm - hai chủng virus cúm A, H1N1 và H3N2, và hai chủng cúm B từ dòng Victoria và Yamagata - H3N2 đột biến nhanh nhất.

Vì lý do này, vắc xin ngừa cúm có xu hướng ít bảo vệ nhất đối với H3N2, và điều này đã làm suy yếu hiệu quả của vắc xin cúm. Hensley cho rằng, những thay đổi trong virus H3N2 trong năm nay gợi nhớ đến những đột biến khiến vắc xin trở nên quá yếu trong mùa cúm 2014-2015, khi nó chỉ cung cấp 6% khả năng bảo vệ chống lại H3N2.

Hensley đã viết trên Twitter ngày 16/12 : “Điều quan trọng là chúng tôi nhận thấy rằng, các kháng thể tạo ra từ vắc xin cúm 2021-2022 vô hiệu hóa kém đối với nhóm virus 2a2 H3N2 mới”.

Điều này có thể giải thích phần nào sự bùng phát các trường hợp cúm gần đây tại khuôn viên Ann Arbor của Đại học Michigan, Mỹ, nơi chủ yếu do H3N2 gây ra, khiến hơn 700 người mắc bệnh, trong đó khoảng 1/4 người đã được tiêm vắc xin phòng bệnh cúm.

Các nhà nghiên cứu viết: “Trong khi các trường hợp nhiễm 2a2 H3N2 đang gia tăng nhanh chóng ở Mỹ và các khu vực khác trên thế giới, có thể các nhóm khác của H3N2 sẽ chiếm ưu thế trong tương lai. Cũng có thể virus H1N1 hoặc cúm B có thể chiếm ưu thế vào cuối mùa 2021-2022."
DanQuyen.com (Theo tienphong.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng (27-04-2024)
    Ukraine tìm cách đưa công dân nam về nước (23-04-2024)
    Đài Loan hứng 93 trận động đất trong đêm (23-04-2024)
    Chàng trai Hà Nội 123 lần hiến tiểu cầu cứu người (22-04-2024)
    Người định cư Israel náo loạn bờ Tây, cảnh báo bạo lực leo thang (21-04-2024)
    Quảng Trị tăng cường kiểm soát, ngăn ngừa bệnh than xâm nhập vào nội địa (11-04-2024)
    Hải quan thông tin về hợp tác, hội nhập hải quan ASEAN (08-04-2024)
    Hơn 100 người di cư thiệt mạng ở ngoài khơi Mozambique và Tunisia (08-04-2024)
    'Bảo vệ cuộc sống, xây dựng hòa bình' (04-04-2024)
    Gió bão tàn phá nam Trung Quốc, người dân bị thổi bay khỏi nhà (03-04-2024)
    Cháy hộp đêm kinh hoàng ở Thổ Nhĩ Kỳ (02-04-2024)
    Vụ tấn công tại Moskva: Vẫn còn 95 người được cho là mất tích (27-03-2024)
    Nguy cơ về làn sóng tấn công khủng bố ở châu Âu (25-03-2024)
    Thi hài thuyền viên Việt Nam tử nạn ở Biển Đỏ đã được đưa về nước (24-03-2024)
    Tình hình người Việt Nam trong vụ khủng bố tại Nga (23-03-2024)
    143 người thiệt mạng trong vụ khủng bố ở Nga (23-03-2024)
    Cùng tắt đèn hưởng ứng Giờ Trái đất 2024 (23-03-2024)
    Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc lại không thông qua nghị quyết ngừng bắn ở Gaza (22-03-2024)
    Liên hợp quốc quan ngại về các hoạt động quân sự của Israel tại bệnh viện Al-Shifa (21-03-2024)
    National Asian Pacific Center On Aging (20-03-2024)

Các bài viết cũ:
    Thái Lan ghi nhận ca nhiễm biến chủng Omicron đầu tiên trong cộng đồng (20-12-2021)
    Iran có ca nhiễm Omicron đầu tiên, số ca mắc mới tại Lào giảm (19-12-2021)
    Australia không phong tỏa dù Covid-19 lây lan nhanh (17-12-2021)
    Indonesia ghi nhận ca đầu tiên nhiễm biến thể Omicron (16-12-2021)
    Chủng Omicron hoành hành, ca mắc COVID-19 ở Hàn Quốc cao chưa từng thấy (15-12-2021)
    Số ca mắc COVID-19 tại Peru đang tăng cao trở lại (14-12-2021)
    Động đất mạnh 7,4 độ Richter ở Indonesia, cảnh báo sóng thần, dân đổ ra đường (14-12-2021)
    Bộ Y tế: 3 trường hợp nghi mắc biến thể mới tại Hồng Kông (Trung Quốc) bay từ Việt Nam là do chủng Delta (14-12-2021)
    Anh đang ghi nhận tới 200.000 ca nhiễm Omicron mỗi ngày? (14-12-2021)
    Bang Queensland (Australia) mở cửa trở lại sau gần 5 tháng (13-12-2021)
    Nhật Bản phát hiện ca nhiễm biến thể Omicron đầu tiên vượt qua kiểm tra y tế (12-12-2021)
    Gene di truyền giúp giảm tỷ lệ tử vong do Covid-19 tại Nhật Bản? (12-12-2021)
    Campuchia sẵn sàng tiêm mũi vaccine ngừa Covid-19 thứ 4 vào năm 2022 (10-12-2021)
    Singapore phát hiện ca đầu tiên nhiễm biến thể Omicron trong cộng đồng (10-12-2021)
    Hàn Quốc: Lần đầu tiên số bệnh nhân mắc COVID-19 vượt 7.000 ca/ngày (09-12-2021)
    Vì sao Bộ Y tế Singapore ngừng phát thông cáo hằng ngày về COVID-19? (09-12-2021)
    Các chuyên gia bối rối khi số ca Covid-19 của Nhật tiếp tục giảm (09-12-2021)
    Pháp ghi nhận gần 60.000 ca mắc Covid-19 mới mỗi ngày, nhiều bệnh viện quá tải (08-12-2021)
    Gần 70 y bác sĩ nhiễm Covid-19 sau khi dự tiệc Giáng Sinh ở Tây Ban Nha (08-12-2021)
    Biến thể Omicron có thể là yếu tố giúp chấm dứt đại dịch COVID-19 (08-12-2021)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152766409.